HƯỚNG DẪN LẬP BẢN GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH

III. HƯỚNG DẪN LẬP BẢN GIẢI TRÌNH KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH (MẪU SỐ 01/KHBS) 

NNT đã kê khai thuế GTGT phải nộp các kỳ trước, sau đó phát hiện ra có sự kê khai sai, nhầm lẫn thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh.

1. Trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp

Trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì NNT phải khai bổ sung, điều chỉnh theo mẫu số 01/KHBS; đồng thời phải nộp số thuế tăng thêm và số tiền phạt chậm nộp phát sinh theo số thuế tăng thêm. Bản Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS được lập riêng cho từng kỳ tính thuế cần điều chỉnh.
1.1. Căn cứ để lập bảng 01/KHBS:
Khi phát hiện sai sót, nhầm lẫn của tờ khai thuế GTGT đã nộp các kỳ trước, NNT căn cứ nghiệp vụ cụ thể có sai sót để lập tờ khai thuế mới với các số liệu đã điều chỉnh theo số đúng.
Căn cứ tờ khai thuế cũ và tờ khai thuế mới điều chỉnh đã lập, NNT lập bảng 01/KHBS.
1.2. Cách lập bảng 01/KHBS
Bảng giải trình cần ghi rõ bổ sung, điều chỉnh cho các thông tin đã khai tại tờ khai thuế GTGT mẫu nào ( mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT, hay 05/GTGT).
NNT ghi đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu: Kỳ tính thuế tháng năm nào và ngày kê khai của tờ khai thuế đó, tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, fax, email ghi đúng theo tờ khai đăng ký thuế của NNT.

Phần A. Nội dung bổ sung, điều chỉnh thông tin đã kê khai:
a. Lập bảng 01/KHBS đối với tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT
* Cách ghi theo cột: 
Cột 2 “Chỉ tiêu điều chỉnh”:
Ghi tên chỉ tiêu cần điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (tên mã số [20], [21]).
Cột 3 “Mã số chỉ tiêu”:
Ghi mã số chỉ tiêu làm tăng thuế phải nộp cần điều chỉnh (mã số [20], [21]).
Cột 4 “Số đã kê khai”:
Số liệu này được lấy từ số liệu đã kê khai (mã số [20], [21]) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT cũ.
Cột 5 “Số điều chỉnh”:
Ghi theo số liệu lấy từ tờ khai mới đã điều chỉnh mà NNT đã lập (mã số [20], [21]).
Cột 6 “Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai”:
Số liệu của chỉ tiêu này được tính bằng:
Chỉ tiêu cột 6 = chỉ tiêu cột 5 - chỉ tiêu cột 4
* Cách ghi theo dòng:
Dòng I “Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (tên mã số [20], [21] ):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng II “Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp (tên mã số [20], [21]):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng III “Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp (tăng +; giảm -):
Chỉ tiêu này tổng hợp số đã khai điều chỉnh của các dòng trên.
Nếu số liệu tại dòng III cột 6 của mẫu số 01/KHBS > 0 thì số liệu này sẽ là căn cứ để tính số tiền phạt chậm nộp của NNT. 
b. Lập bảng 01/KHBS đối với tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT
* Cách ghi theo cột: 
Cột 2 “Chỉ tiêu điều chỉnh”:
Ghi tên chỉ tiêu cần điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (tên của mã số [22], [23]).
Cột 3 “Mã số chỉ tiêu”:
Ghi tên mã số chỉ tiêu làm tăng thuế phải nộp cần điều chỉnh (ghi mã số [22], [23]).
Cột 4 “Số đã kê khai”:
Số liệu này được lấy từ số liệu đã kê khai của mã số [22], [23] trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT cũ đã nộp.
Cột 5 “Số điều chỉnh”:
Ghi theo số liệu lấy từ tờ khai 04/GTGT mới lập theo số đã điều chỉnh (mã số [22], [23] theo số đã điều chỉnh).
Cột 6 “Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai”:
Số liệu của chỉ tiêu này được tính bằng:
Chỉ tiêu cột 6 = chỉ tiêu cột 5 - chỉ tiêu cột 4
* Cách ghi theo dòng:
Dòng I “Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (tên mã số [22], [23] đã điều chỉnh):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng II “Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp (mã số [22], [23]):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng III “Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp (tăng +; giảm -):
Chỉ tiêu này tổng hợp số đã khai điều chỉnh của các dòng trên.
Nếu số liệu tại dòng III cột 6 của mẫu số 01/KHBS > 0 thì số liệu này sẽ là căn cứ để tính số tiền phạt chậm nộp của NNT. 
c. Lập bảng 01/KHBS đối với tờ khai thuế GTGT mẫu số 05/GTGT
* Cách ghi theo cột: 
Cột 2 “Chỉ tiêu điều chỉnh”:
Ghi tên mã số chỉ tiêu cần điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (mã số [16], [17]).
Cột 3 “Mã số chỉ tiêu”:
Ghi tên mã số chỉ tiêu làm tăng thuế phải nộp cần điều chỉnh (mã số [16], [17]).
Cột 4 “Số đã kê khai”:
Số liệu này được lấy từ số liệu đã kê khai (mã số [16], [17]) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 05/GTGT.
Cột 5 “Số điều chỉnh”:
Ghi theo số liệu lấy từ tờ khai đã điều chỉnh mà NNT đã lập (mã số [16], [17] đã điều chỉnh).
Cột 6 “Chênh lệch giữa số điều chỉnh với số đã kê khai”:
Số liệu của chỉ tiêu này được tính bằng:
Chỉ tiêu cột 6 = chỉ tiêu cột 4 - chỉ tiêu cột 5
* Cách ghi theo dòng:
Dòng I “Chỉ tiêu điều chỉnh tăng số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp (mã số [16], [17] đã điều chỉnh):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng II “Chỉ tiêu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp”:
Chỉ tiêu này ghi tên các chỉ tiêu điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp (mã số [16], [17] đã điều chỉnh):
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 5%.
- Thuế GTGT phải nộp của HHDV chịu thuế suất 10%.
Dòng III “Tổng hợp điều chỉnh số thuế phải nộp (tăng +; giảm -):
Chỉ tiêu này tổng hợp số đã khai điều chỉnh của các dòng trên.
Nếu số liệu tại dòng III cột 6 của mẫu số 01/KHBS > 0 thì số liệu này sẽ là căn cứ để tính số tiền phạt chậm nộp của NNT. 
Phần B. Tính số tiền phạt chậm nộp:
1. Số ngày chậm nộp:
Được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế (cũng là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền thuế) của tháng cần điều chỉnh đến ngày nộp hồ sơ khai thuế bổ sung.
2. Số tiền phạt chậm nộp được tính theo công thức:


Trong đó: 
- Số thuế điều chỉnh là số liệu trên dòng 3 cột 6 phần A của bản giải trình.
- Số ngày chậm nộp là số ngày ghi trên chỉ tiêu 1 của phần B của bản giải trình
Phần C. Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:
Liệt kê các tài liệu nộp kèm theo bản Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Ví dụ: Kê khai điều chỉnh tăng số thuế GTGT phải nộp (đối với tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT)
Ngày 20/11/2007 Công ty B khi kiểm tra sổ sách đã phát hiện ra kỳ tính thuế tháng 10/2007 chỉ tiêu “Thuế GTGT phải nộp” của HHDV chịu thuế suất 5% (mã số [20]) bị ghi từ 15.000.000 thành 25.000.000 đ; “Thuế GTGT phải nộp” của HHDV chịu thuế suất 10% (mã số [21]) bị ghi từ 20.000.000 đ thành (20.000.000 đ)
Sau khi phát hiện ra các sai sót này, NNT lập tờ khai thuế mới với các số liệu đã điều chỉnh.
Căn cứ tờ khai thuế cần điều chỉnh (tờ khai cũ) và tờ khai thuế đã điều chỉnh (tờ khai mới), NNT lập bảng 01/KHBS như sau:


Như vậy 30.000.000 đ là só tiền thuế GTGT mà NNT phải nộp thêm và cũng là số liệu làm căn cứ tính số tiền phạt chậm nộp.

2. Trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh dẫn đến giảm số thuế GTGT phải nộp

1.1. Căn cứ để lập bảng 01/KHBS:
Khi phát hiện sai sót, nhầm lẫn của tờ khai thuế GTGT đã nộp các kỳ trước, NNT căn cứ nghiệp vụ cụ thể có sai sót để lập tờ khai thuế mới với các số liệu đã điều chỉnh theo số đúng.
Căn cứ tờ khai thuế cũ cần điều chỉnh và tờ khai thuế mới điều chỉnh đã lập, NNT lập bảng 01/KHBS.
1.2. Cách lập bảng 01/KHBS
Bảng giải trình cần ghi rõ bổ sung, điều chỉnh cho các thông tin đã khai tại tờ khai thuế GTGT mẫu nào ( mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT, hay 05/GTGT). 
Các chỉ tiêu điều chỉnh tương ứng với các mẫu tờ khai thuế GTGT (mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT, hay 05/GTGT) và cách ghi các chỉ tiêu trên mẫu 01/KHBS thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1, mục II, Phần B của tài liệu này (Trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp).
Số tiền thuế GTGT giảm thể hiện tại dòng III cột 6 của mẫu số 01/KHBS sẽ được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp vào ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai thuế bổ sung hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Ví dụ: Kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào
Ngày 10/11/2007: Hộ kinh doanh Hà Mai qua kiểm tra đã phát hiện trong tháng 07/2007 có khai trùng một hoá đơn bán hàng làm giảm số thuế GTGT phải nộp là 15.000.000 đồng của loại thuế suất 10%. 
Công ty TNHH Hà Mai phải khai bổ sung điều chỉnh như sau:



Số tiền thuế giảm 15.000.000đồng sẽ được điều chỉnh giảm số thuế phải nộp vào ngày cuối cùng của tháng 11/2007 hoặc bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế phát hiện sai sót là kỳ tính thuế tháng 10/2007.

Đào tạo Kế toán Kimi sưu tầm